Chiếc điều hòa Panasonic nhà bạn đột nhiên nhấp nháy đèn Timer 2 lần hoặc liên tục khiến máy không có gió mát. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và nguyên nhân có thể giúp người dùng có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những hư hỏng nghiêm trọng hơn. Điện Lạnh Tiến Đạt sẽ chia sẻ về dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng điều hòa Panasonic nhấp nháy đèn Timer tại nhà cực kỳ chi tiết để các bạn cùng tham khảo.
Tại sao điều hòa Panasonic nhấp nháy đèn Timer?
Khi điều hòa Panasonic nhấp nháy đèn TIMER đó là dấu hiệu cảnh báo máy đang gặp lỗi có thể do quạt dàn lạnh gặp sự cố, điều hòa bị thiếu hoặc hết gas, máy nén (block) bị hỏng, bo mạch điều khiển bị lỗi, máy bị bám bụi bẩn lâu ngày gây cản trở luồng gió lạnh hoặc lỗi kết nối giữa cục nóng và cục lạnh
Dấu hiệu nhận biết:
- Đèn Timer trên dàn lạnh nhấp nháy liên tục hoặc ngắt quãng.
- Máy có thể ngừng hoạt động sau một thời gian ngắn hoặc không hoạt động.
- Hiệu suất làm lạnh kém hoặc không có hơi lạnh thổi ra.
- Có thể xuất hiện các tiếng ồn bất thường từ dàn lạnh hoặc dàn nóng.
Lỗi này có thể gặp ở tất cả các dòng máy điều hòa Panasonic 1 chiều hay 2 chiều từ treo tường, âm trân, cây, Multi,…Nếu bạn không xử lý kịp thời sẽ làm giảm tuổi thọ của máy.
Tham khảo thêm: Bảng Mã Lỗi Điều Hòa Panasonic Inverter – Cách Kiểm Tra Mã Lỗi Bằng Điều Khiển
Hướng dẫn cách xử lý điều hòa Panasonic nhấp nháy đèn Timer
1. Vệ sinh lưới lọc bụi
Tấm lọc bên trong điều hòa bám nhiều bụi khiến không khí lạnh không thể thoát ra ngoài, từ đó dẫn đến lỗi đèn timer nhấp nháy. Để khắc phục, bạn cần vệ sinh lưới lọc bụi theo hướng dẫn sau:
– Tắt nguồn điện: Đảm bảo an toàn bằng cách ngắt cầu dao (aptomat) cấp điện cho điều hòa.
– Mở nắp mặt nạ: Nhẹ nhàng dùng tay hoặc các lẫy để mở nắp mặt nạ của dàn lạnh.
– Tháo lưới lọc: Kéo nhẹ các lưới lọc bụi ra khỏi khe giữ.
– Vệ sinh lưới lọc:
- Bụi khô: Dùng máy hút bụi hoặc chổi mềm để loại bỏ bụi bẩn.
- Bụi bẩn bám dính: Rửa lưới lọc dưới vòi nước sạch. Có thể dùng thêm một chút xà phòng loãng để làm sạch, sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch.
– Phơi khô hoàn toàn: Đảm bảo lưới lọc khô ráo hoàn toàn trước khi lắp lại vào máy.
– Lắp lại lưới lọc: Đặt lưới lọc vào đúng vị trí và đóng nắp mặt nạ của dàn lạnh.
– Bật lại nguồn điện và kiểm tra: Bật lại cầu dao và theo dõi xem đèn Timer còn nháy không.
2. Kiểm tra quạt dàn lạnh
Nếu quạt dàn lạnh bị hỏng dẫn đến hơi lạnh lưu thông không hiệu quả, tản nhiệt kém, lành lạnh yếu hay không lạnh. Để xác định quạt dàn lạnh có bị hỏng không bằng cách để tay trước quạt gió một lúc và cảm nhận có gió thổi ra hay không. Nếu không thấy gió thổi ra hay quạt quay chậm, yếu, chập chờn có nghĩa quạt dàn lạnh bị hỏng. Bạn cần thay thế quạt dàn lạnh mới là được nhé.
3. Kiểm tra gas điều hòa
Sau thời gian dài sử dụng, điều hòa có thể xảy ra tình trạng thiếu gas do quá lâu chưa nạp gas hay do rò rỉ gas, mối hàn trên ống đồng bị hở, xì. Lúc đó, điều hòa phát ra tín hiệu, đèn timer báo đỏ liên tục.
Để khắc phục, bạn cần liên hệ tới trung tâm uy tín, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra hệ thống ống dẫn gas để tìm chỗ rò rỉ, khắc phục chỗ rò và nạp lại gas đúng loại và đủ lượng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
4. Kiểm tra máy nén
Block là “trái tim” của hệ thống lạnh, hỏng hóc sẽ khiến máy không thể tạo ra hơi lạnh. Cách khắc phục, việc sửa chữa hoặc thay thế block là một công việc phức tạp và tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật viên có tay nghề cao và các dụng cụ chuyên dụng.
5. Kiểm tra bo mạch điều khiển
Bo mạch là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy lạnh nên nếu bộ phận này bị hỏng hoặc lỗi, thiết bị thường báo hiệu thông qua việc nhấp nháy đèn timer. Do bo mạch có nhiều linh kiện phức tạp đòi hỏi phải có chuyên môn cao mới xử lý được. Chính vì vậy, bạn nên gọi thợ sửa điều hòa chuyên nghiệp đến để xem xét, sửa chữa nhanh chóng, đảm bảo an toàn.
6. Kiểm tra kết nối giữa cục nóng và cục lạnh
Đèn Timer nháy khiến máy không hoạt động hoặc hoạt động sai. Lỗi có thể do dây điện bị đứt, hở mạch, đấu sai hoặc các đầu nối bị oxy hóa. Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra toàn bộ hệ thống dây điện kết nối, khắc phục các sự cố về dây và đảm bảo kết nối chắc chắn.
Một số lưu ý khi khắc phục điều hòa Panasonic nháy đèn Timer
- Luôn ngắt nguồn điện trước khi thực hiện bất kỳ thao tác kiểm tra hoặc vệ sinh nào trên điều hòa.
- Nếu bạn không có kiến thức và kinh nghiệm về điện lạnh, tuyệt đối không tự ý tháo dỡ và sửa chữa các bộ phận bên trong máy. Điều này có thể gây nguy hiểm và làm hỏng máy nặng hơn.
- Tìm đến các trung tâm bảo hành chính hãng hoặc các đơn vị sửa chữa điện lạnh có uy tín để đảm bảo chất lượng dịch vụ và linh kiện thay thế (nếu có).
Hy vọng với phần phân tích chi tiết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về cách xử lý khi điều hòa Panasonic nháy đèn Timer. Trường hợp, bạn cần thợ sửa điều hòa Panasonic tại nhà chuyên nghiệp thì liên hệ ngay tới Điện Lạnh Tiến Đạt qua số hotline: 0975 499 286 để được tư vấn và hỗ trợ sửa chữa nhanh chóng bởi thợ kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm
Đặt lịch sửa điều hòa tại nhà chỉ 15 phút thợ có mặt:
– Sửa điều hòa tại quận Hà Đông
– Sửa điều hòa tại quận Thanh Xuân
– Sửa điều hòa tại quận Ba Đình
– Sửa điều hòa tại quận Đống Đa
– Sửa điều hòa tại quận Mỹ Đình
– Sửa điều hòa tại quận Cầu Giấy
– Sửa điều hòa tại quận Tây Hồ
– Sửa điều hòa tại quận Long Biên
– Sửa điều hòa tại quận Thanh Trì
– Sửa điều hòa tại quận Hai Bà Trưng
– Sửa điều hòa tại quận Hoàng Mai
– Sửa điều hòa tại quận Hoàn Kiếm